NHA KHOA LÊ VINH - Mang lại Nụ cười rạng rỡ!

Tìm hiểu về tình trạng trẻ chậm mọc răng

Khi bước vào tuổi mọc răng, cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng vì trẻ mọc răng bị sốt, quấy khóc, biếng ăn,… Tuy nhiên, tình trạng trẻ chậm mọc răng cũng là vấn đề khiến phụ huynh không khỏi đau đầu. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa xuất hiện, bé sẽ thuộc trường hợp mọc răng chậm. Cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp nha sĩ sớm nhất có thể để can thiệp kịp thời. Do nếu tình trạng kéo dài, có thể dẫn tới các biến chứng: sâu răng, răng vĩnh viễn mọc lệch…

Quá trình mọc răng ở trẻ
Nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng, tự đặt câu hỏi: “1 chiếc răng sữa mọc trong bao lâu?”. Tùy vào cơ địa, sự phát triển hay chế độ dinh dưỡng mà trẻ nhỏ sẽ có thứ tự khác nhau đôi chút. Trẻ sẽ nhú chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6 và cơ bản mọc đầy đủ vào độ 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, có những trẻ răng mọc rất sớm hoặc mọc răng muộn tùy vào thể trạng mỗi bé.

Mọc răng ở trẻ là một giai đoạn rất quan trọng

Adult feeding baby

Ảnh internet

Bình thường khi được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ dần nhú lên. Đầu tiên là răng cửa hàm dưới rồi đến răng cửa hàm trên, răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi răng cối sữa thứ hai mọc lên thì toàn bộ răng sữa đã mọc đủ. Nếu đã 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng thì có thể khẳng định trẻ bị mọc răng chậm.

Thứ tự mọc răng của trẻ sẽ diễn ra theo quá trình như sau:

Tháng thứ 7: bé sẽ mọc răng cửa
Tháng thứ 11: mọc đầy đủ 4 răng cửa giữa (2 hàm trên và 2 hàm dưới)
Tháng thứ 15: 4 răng cửa bên
Tháng thứ 19: 4 răng hàm nhỏ bắt đầu mọc lên
Tháng thứ 23: 4 răng nanh mọc lên
Tháng thứ 27: tiếp tục mọc thêm 4 răng số 5
Răng vĩnh viễn sẽ mọc khi trẻ từ 6 đến 12 tuổi.
Quá trình mọc răng của trẻ được chia thành 5 giai đoạn. Kéo dài từ tháng thứ 9 tới tháng 30

Thứ tự mọc răng ở trẻ như thế nào? 

Chăm sóc răng cho trẻ như thế nào là đúng? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Tìm hiểu đáp án ngay trong bài viết: “Bạn có chắc mình đã đánh răng đúng cách chưa?”

Nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng bị sốt
Dấu hiệu sốt khi trẻ mọc răng rất dễ nhầm với những trường hợp bệnh. Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt từ 38 – 38,5 độ C. Nếu răng bị sưng viêm, trẻ có thể bị sốt cao hơn. Trẻ mọc răng bị sốt khá nhẹ chứ không quá cao và không có tình trạng tiêu chảy. Do đó, nếu trẻ sốt trên 38 độ kèm theo tiêu chảy, thì bé đang bị một bệnh khác chứ không phải do mọc răng.

Các bậc phụ huynh nên ghi nhớ trình tự mọc răng của trẻ để có thể phản ứng kịp thời khi trẻ có dấu hiệu bất thường mà không bị quá bất ngờ hay bỡ ngỡ. Theo dõi con trẻ thường xuyên, ghi nhớ và đánh dấu trên lịch những thay đổi về răng miệng của trẻ để có thể dễ dàng trao đổi với bác sĩ khi cần.

Bên cạnh việc trẻ mọc bị sốt, một số tình trạng khác thường gặp như: chảy nước mũi, ngứa nướu, sưng đau nướu, hay cắn đồ vật, nghẹt mũi, ho, nôn, phát ban…Trẻ mọc răng bị sốt sẽ dẫn đến việc lười ăn hơn.

Chậm mọc răng là như thế nào?

Chậm mọc răng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Chậm một vài tuần hay chỉ 1 đến 2 tháng sẽ không có gì quá đáng ngại. Nếu qua 12 tháng tuổi mà chưa có chiếc răng sữa nào nhú lên thì bé nhà bạn nằm trong trường hợp chậm mọc răng.

Trẻ có thể mọc răng trễ do một số lý do Trẻ đẻ thiếu tháng, ăn thiếu chất. Do di truyền từ gia đình. Thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất khác gây ra chậm lớn, suy dinh dưỡng. Do ăn dặm muộn, nướu không được kích thích. Cơ địa khác nhau.

Chậm mọc răng có thể là do sinh lý của trẻ hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng mà chưa mọc răng, bạn nên đưa trẻ tới nha khoa để khám và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

Nguyên nhân khách quan
​Nếu trẻ bị viêm lợi, thì có thể bị mọc răng chậm. Vi khuẩn và nấm phát triển trong khoang miệng khiến lợi bị tổn thương, răng không thể mọc lên được. Trường hợp này khoang miệng sẽ có mùi hôi, trẻ hay quấy khóc.

Do di truyền: Nếu xem xét tiểu sử gia đình có ai gặp vấn đề chậm mọc răng, thì bé nhà bạn có thể cũng tương tự.
Sinh sớm/muộn khác nhau: Trường hợp sinh non sẽ có khả năng mọc răng chậm hơn so với những trẻ sinh đủ ngày.
Nhiễm khuẩn khoang miệng. ​Nếu trẻ bị viêm lợi, thì có thể bị mọc răng chậm. Vi khuẩn và nấm phát triển trong khoang miệng khiến lợi bị tổn thương, răng không thể mọc lên được. Trường hợp này khoang miệng sẽ có mùi hôi, trẻ hay quấy khóc.
Nguyên nhân chủ quan

Trẻ bị mọc răng chậm có thể đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan sau:

Những yếu tố khác liên quan tới sức khỏe khiến bé chậm mọc răng Do suy tuyến giáp Do thiếu vitamin D: Vitamin giúp tổng hợp canxi – một chất cần thiết cho việc mọc răng ở trẻ. Do thiếu canxi: Canxi bên cạnh việc tốt cho sự phát triển ở trẻ mà còn góp phần quan trọng vào quá trình mọc răng. Do thiếu MK7 (một loại vitamin K2) Hấp thụ quá nhiều Photpho Suy dinh dưỡng Trẻ mắc một số bệnh lý: Hội chứng Down hoặc trẻ có vấn đề về tuyến yên cũng có thể bị mọc răng chậm.

Do suy tuyến giáp
Do thiếu vitamin D: Vitamin giúp tổng hợp canxi – một chất cần thiết cho việc mọc răng ở trẻ.
Do thiếu canxi: Canxi bên cạnh việc tốt cho sự phát triển ở trẻ mà còn góp phần quan trọng vào quá trình mọc răng.
Do thiếu MK7 (một loại vitamin K2)
Hấp thụ quá nhiều Photpho
Suy dinh dưỡng
Trẻ mắc một số bệnh lý: Hội chứng Down hoặc trẻ có vấn đề về tuyến yên cũng có thể bị mọc răng chậm.
Cách đối phó với việc trẻ chậm mọc răng
Ngay từ giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ nên ăn uống đủ chất như canxi, vitamin… cho thai nhi được phát triển toàn diện nhất. Đối với việc trẻ chậm mọc răng, mẹ cần:

Ngay từ giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ nên ăn uống đủ chất như canxi, vitamin… cho thai nhi được phát triển toàn diện nhất

Ngay từ giai đoạn mang thai mẹ cần ăn uống đủ chất để đối phó tình trạng bé chậm mọc răng 

Thay đổi thói quen hàng ngày
Bổ sung thêm vitamin D và canxi cho bé. Tắm nắng vào buổi sáng trung bình 15-30 phút từ lúc 1 tháng tuổi, duy trì liên tục đến khi trẻ biết đi.

Cải thiện dinh dưỡng
Cách cho bé ăn trong thời kỳ mọc răng: Hãy chia bữa ăn thành 6 – 8 bữa thay vì 3 – 4 như thường lệ. Mỗi lần chỉ cần ăn từng chút là được. Hầm nhừ đồ ăn cho trẻ, mềm nhuyễn, tốt nhất là dạng cháo loãng, súp. Khi đó sẽ dẽ dàng cho bé hơn vì chỉ cần nuốt chứ không cần phải nhai. Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn hoặc vắt sữa và đút cho con ăn. Bạn nên ép trái cây lấy nước để ngăn mát tủ lạnh, giúp tình trạng đau nhức giảm thiểu tối đa. Vì với đồ uống mát, nướu sẽ đỡ sưng đau hơn.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng chậm mọc răng (Ảnh: Internet)

Gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt là sữa, thức ăn động vật, chất béo… Thực đơn nên đảm bảo chất đường, đạm, tinh bột, chất béo… Có thể thêm dầu ăn vào bột (hoặc cháo) cho trẻ.
Thêm các loại hoa quả tươi hoặc nước ép cho trẻ. Ngoài sữa, mẹ cũng có thể cho trẻ dùng sữa chua hoặc phô mai.
Tập cho trẻ ăn theo thời gian biểu nhất định và hạn chế ăn vặt nhất có thể. Cho trẻ uống sữa từ 500 đến 800 ml mỗi ngày.
Ngoài ra, nên để trẻ ngủ đủ giấc và vận động nhiều hơn. Đây cũng là biện pháp kích thích trẻ ăn ngon hơn, tránh suy dinh dưỡng.
Trẻ chậm mọc răng không nguy hiểm, nhưng để tránh những biến chứng xấu, các bậc cha mẹ nên cho trẻ tới gặp nha sĩ sớm để khám và có hướng điều trị. Nha Khoa Lê Vinh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng nhờ có đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại hỗ trợ tốt nhất cho quá trình khám chữa bệnh. Liên hệ ngay chúng tôi khi trẻ nhà bạn đã quá 12 tháng nhưng vẫn chưa mọc răng. Đừng quá lo lắng, Nha Khoa Lê Vinh sẽ đem đến cho bạn những giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất.

Tin tức khác

Chat Live Facebook

0908557705